Máy lọc nước RO ngày nay không nhà ai là không sở hữu và biết nó cùng cơ chế thẩm thấu ngược để lọc. Thế nhưng rất ít ai biết được nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO ra sao để có thể lọc tốt được nước giếng, nước mưa, nước máy và có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi. Cùng tìm hiểu nguyên lý của máy lọc nước RO, cách lắp đặt cũng như là cấu tạo qua bài viết bên dưới đây.
Xem thêm:
- Máy lọc nước Odphar công nghệ RO CHÍNH HÃNG -CHẤT LƯỢNG – GIÁ RẺ
-
Lý do “VÀNG” gia đình bạn nên mua “máy lọc nước Karofi KSI80”
1. Khái niệm máy lọc nước RO
Trước khi đi tìm hiểu nguyên lý của máy lọc nước RO ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm máy lọc nước RO để có thể hiểu thêm về dòng máy lọc nước này nha.
RO được viết tắt của từ Reverse Osmosis – dịch ra tiếng Việt là “công nghệ lọc thẩm thấu ngược”. Máy lọc nước RO sử dụng những tấm màng mỏng ghép lại với nhau, trên bề mặt sẽ có những lỗ lọc siêu nhỏ mà mắt thường chúng ta sẽ không thể nhìn được. Các lỗ lọc nhỏ này có kích thước chỉ 0,0001 micromet, nó có thể giữ lại tất cả các các tạp chất hữu cơ có trong nước và chỉ cho những phần tử nước đi qua.
2. Công nghệ lọc RO có thể lọc được những loại nước nào?
Công nghệ lọc nước RO có trong máy lọc nước RO chính là điểm mạnh của máy lọc. Nếu như máy lọc nước sử dụng công nghệ Nano chỉ có thể lọc được những nguồn nước đầu vào sạch, những nguồn nước máy đã qua xử lý; thì máy lọc nước sử dụng công nghệ RO có thể lọc được hầu hết các nguồn nước đầu vào, kể cả có xấu và chưa qua xử lý như: nước sông, nước mưa, nước máy, nước giếng,…
3. Cấu tạo máy lọc nước RO
Cấu tạo máy lọc nước RO có 3 phần chính:
– Hệ thống lõi lọc: chính là các linh kiện cần phải thay thế trong quá trình sử dụng của máy.
– Linh – phụ kiện.
– Tủ máy (người dùng có thể lựa chọn có tủ hoặc không – tức là máy lọc có tủ hoặc máy lọc để gầm).
*) Hệ thống lõi lọc:
Các linh kiện bị tiêu hao có trong máy lọc nước RO đó chính là các lõi lọc. Sở dĩ gọi là linh kiện tiêu hao vì các lõi lọc này sẽ có tuổi thọ sử dụng nhất định và bạn cần phải thay mới nếu như tuổi thọ đó đến.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy lọc nước đã sử dụng công nghệ lọc RO. Nhưng bạn nên lưu ý rằng: để trở thành một máy lọc nước RO đạt tiêu chuẩn chất lượng thì phải có cấu tạo ít nhất là 5 cấp lọc, bao gồm: 1 lõi lọc thô, 2 lõi lọc than hoạt tính, sau đó là lõi lọc RO và sau cùng là các lõi lọc chức năng, các lõi lọc được hoạt động theo một quy trình khép kín và nước tinh khiết đầu ra phải đảm bảo được tiêu chuẩn QCVN 6-1 theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế với nước uống trực tiếp. Ngoài 5 cấp bậc thì có thể thêm vào tùy vào từng dòng sản phẩm và chất lượng của từng cấp lọc như sau đây:
– Cấp lọc thứ nhất: sử dụng lõi lọc PP 5µm, có chức năng lọc các tạp chất hữu cơ, bùn đất, gỉ, sét hay các chất lơ lửng có kích thước lớn hơn.
– Cấp lọc thứ 2: thường sử dụng lõi lọc là than hoạt tính OCB, có chức năng là lọc các chlorine, các hợp chất hữu cơ độc hại, mùi hôi và các chất béo hòa tan trong nước.
– Cấp lọc thứ 3: sử dụng màng lọc PP 1µm, có chức năng lọc loại bỏ các cặn bẩn, rêu, rong, gỉ sắt, bọ gậy, hoặc những thứ có kích thước lớn hơn 1 µm.
– Cấp lọc thứ 4: đây là cấp lọc quan trọng nhất trong 6 cấp lọc của máy lọc nước RO – đó là quá trình lọc qua màng RO với kích thước khe hở siêu nhỏ (0,0001 µm). Chỉ có thể là các phân tử nước mới đi qua được còn các tập chất, những vi khuẩn, vi sinh vật và chất hữu cơ, hay kim loại nặng sẽ được giữ lại phía bên kia màng và bị thải ra ngoài theo dòng nước thải. – Cấp lọc thứ 5: Có chức năng là ổn định vị ngọt và nâng độ pH của nước lên.
– Cấp lọc thứ 6: trong đó có bao gồm cả những hạt gốm, có chức năng giúp tăng thêm lượng Oxy trong nước.
– Cấp lọc thứ 7: trong đó có bao gồm cả các hạt than hoạt tính dạng xốp, có chức năng giúp khử mùi Clo và vi khuẩn độc hại trong nước.
– Cấp lọc thứ 8: Có chức năng cân bằng lượng pH và điện giải chuẩn giúp giải độc tốt hơn cho cơ thể khi sử dụng và cũng như tránh lão hóa cho da.
– Cấp lọc thứ 9: với cấp này thì có chức năng bổ sung các khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Bên cạnh sự phát triển của công nghệ thì những loại máy lọc nước hiện đại cũng được các hãng sản xuất máy lọc nước đã nghiên cứu ra. Các loại máy lọc nước đó được thêm vào các lõi chức năng bổ sung khoáng chất trong nước có lợi cho sức khỏe người dùng như: lõi lọc T-33, Alkaline, nano silver, hồng ngoại xa, khoáng đá, bổ sung khoáng chất vào nước đầu ra có lợi cho cơ thể. Vì được cải tiến hiện đại hơn nên giá cả cũng khác nhau, nếu muốn mua thì nên tùy thuộc vào điều kiện tài chính của gia đình có thể để lựa chọn dòng máy lọc nước phù hợp.
*) Linh – phụ kiện
Tùy vào từng loại loại máy lọc nước khác nhau, từng hãng khác nhau mà các phụ kiện máy lọc nước cũng sẽ khác nhau, cũng như là việc linh – phụ kiện đó có nhiều hay ít sẽ tùy vào chức năng của từng máy. Nhưng những linh – phụ kiện có thể có trong máy lọc nước RO là:
– Vòi nước
– Van điện từ: là van hoạt động bằng điện năng, có công dụng dùng để tách nước thẩm thấu tự do.
– Van áp thấp: có chức năng là ngắt mạch điện khi nguồn nước cấp bị yếu hoặc hết và khi lõi lọc bị tắc để có thể giúp bảo vệ máy.
– Van áp cao: có chức năng điều khiển hoạt động của máy lọc nước, khi nào bình áp đủ nước thì van cao áp sẽ tự ngắt điện.
– Van nước thải: nó có tác dụng đưa nước thải không đi qua được màng RO ra ngoài.
– Bơm: có chức năng bơm nước tạo áp lực nước cao đẩy qua màng lọc RO, giúp cho màng lọc hoạt động được hiệu quả tối đa và ổn định hơn.
– Có 2 loại bình áp là: bình áp thép và bình áp nhựa có công dụng lần lượt là tích nước và áp suất cho hệ thống máy lọc.
– Đồng hồ hiển thị nhiệt độ: những chiếc máy lọc nước nào có chế chức năng nóng – lạnh thường sẽ được trang bị thêm đồng hồ hiển thị nhiệt độ này để giúp người sử dụng biết được nhiệt độ hiện có của nước là ra sao.
Và còn rất nhiều các phụ kiện nhỏ khác mà nhà sản xuất máy lọc nước sẽ lắp đặt tùy vào mục đích sử dụng, mục đích bán và chức năng của máy.
*) Tủ máy
Máy lọc nước RO thường sẽ có 2 loại có tủ máy là: có tủ và không có tủ. Và sẽ còn tùy vào thương hiệu khác nhau thì tủ máy sẽ được thiết kế theo kiểu dáng, chất liệu và màu sắc khác nhau. Nhưng những nguyên liệu phổ biến thường là: inox, tủ kính, nhựa,… và rất nhiều loại chất liệu tủ khác nữa.
4. Nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO
– Bước 1: Khi máy hoạt động thì nước nguồn sẽ được chảy đi vào máy nhờ bộ khóa đi qua cột lọc thứ nhất. Lõi lọc của cột lọc thứ nhất là lõi lọc PP 5 µm sẽ lọc loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn hơn 5 µm khi đi qua đó.
– Bước 2: Nước sẽ tiếp tục được đi qua lõi lọc thứ 2 có chứa than hoạt tính hấp thụ các tạp chất hữu cơ, Chlorine, các chất béo hòa tan trong nước và các hợp chất gây mùi hôi trong nước. Bên cạnh đó, ở lõi lọc này còn chứa chất khử độ cứng có trong nước nhằm bảo vệ màng lọc RO và làm nước có vị ngọt tự nhiên.
– Bước 3: Nước sẽ tiếp tục được đi vào lõi lọc số 3 (những sợi PP có khe hở 1 µmm) và loại bỏ những tạp chất có kích thước lớn hơn 1 µm sau khi nước đi qua.
– Bước 4: Sau khi đã qua 3 lõi lọc thô quan trọng thì sẽ đến với phần quan trọng nhất – đó là đi qua lõi lọc RO. Nhờ hoạt động của máy bơm để tạo dòng nước áp lực cao giúp cho nước sau lọc ở lõi 3 đi qua màng RO. Nước sau khi đã đi qua màng RO là đã trở thành nước hoàn toàn tinh khiết. Và cũng tại đây sẽ có 2 dòng nước đi ra – đó là nước tinh khiết đi qua màng RO và nước thải không qua được màng RO sẽ phải đi ra ngoài.
– Bước 5: Nước tinh khiết sẽ được đi qua hai lõi lọc cuối cùng để bổ sung khoáng chất có lợi cho sức khỏe, điều chỉnh độ PH, bổ sung khoáng chất và tạo vị ngọt tự nhiên cho nước.
– Bước 6: Nước sau khi đã chảy qua đủ các bộ lọc sẽ được đưa đến bình chứa, nếu là máy lọc nước nóng – lạnh thì nước sẽ được đưa đến các bình nóng – lạnh tương ứng để thực hiện chức năng làm nóng và làm lạnh của máy.
– Bước 7: Cuối cùng chỉ là chờ để người dùng sử dụng là được.
Trên đây là tất cả các chia sẻ về “nguyên lý máy lọc nước RO hoạt động ra sao”, “ khái niệm và cấu tạo máy lọc nước RO như thế nào?”. Hi vọng rằng các bạn qua đây có thể trang bị thêm cho mình những hiểu biết về loại máy lọc nước hàng ngày nhà mình đều dùng.
Nguồn: http://www.maylocnuoctot.vn/